22 tháng 9, 2011

Ắc quy và những sự cố thường gặp

  1. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong  dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rủa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình.
  1. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
  1. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục: Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện đúng quy trình và đủ thời gian quy định.
 
Lưu ý: Khi sử dụng ắc quy nước, nên định kỳ 10 – 15 ngày tháng kiểm tra 1 lần. Nếu thiếu dung dịch thì phải bổ xung thêm nước cất (nước tinh khiết). Tuyệt đối không cho thêm nước axít hoặc các dung dịch không rõ nguồn gốc, để đảm bảo cho ắc quy không bị ăn mòn hoặc dư axit (thông thường lượng axit trong bình ắc quy đã được nhà sản xuất đưa vào lần đầu tiên, lượng axit này ko bị mất đi, phần dung dịch mất đi chủ yếu là nước trong bình ắc quy).  
(Theo NY)

Bảo dưỡng và bảo quản ắc quy

Bảo dưỡng bằng phụ nạp
Ắc quy nếu không được bảo quản và bảo dưỡng cẩn thận sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ và hiệu suất sử dụng năng lượng..
Nếu như kích điện có thể ngắt hoàn toàn ắc quy ra khỏi kích bằng một công tắc nguồn (thường các kích điện từ loại cho ra sóng mô phỏng hình sin sẽ có chức năng ngắt như vậy) thì kích điện sẽ không làm tiêu tốn ắc quy, do đó có thể để ắc quy trông một thời gian dài. Còn lại các kích điện tiêu thụ điện của ắc quy trong chế độ chờ thì nên ngắt hoàn toàn ắc quy ra khỏi kích điện để đưa vào chế độ bảo quản/bảo dưỡng. Lưu ý rằng chỉ nên thực hiện điều này nếu như không sử dụng hàng tuần hoặc thời gian dài hơn.
Khi ngắt hoàn toàn ắc quy khỏi kích điện thì tuỳ theo bộ nạp mà bạn hiện có để có thể có chế độ bảo dưỡng khác nhau:
- Định kỳ nạp bổ sung cho ắc quy: bản thân ắc quy sẽ tự phóng điện theo thời gian, ắc quy sẽ bị hết năng lượng. Vì vậy chúng ta nên thực hiện 1 – 2 tháng một lần cho ắc quy nước và 5 – 6 tháng đối với ắc quy kín khí. Việc nạp bảo dưỡng hàng tháng sẽ thuận lợi cho việc bất kỳ thời điểm nào cũng có thể sử dụng kích điện để phát ra điện 220V sử dụng trong gia đình - chẳng hạn một thời điểm bị quá tải, mất điện. 
Việc nạp định kỳ thực hiện tương tự như khi vừa sử dụng kích điện: Đóng điện vào kích và cắm nguồn từ kích điện vào lưới điện để thực hiện chế độ nạp, tuy nhiên tuỳ thuộc vào thời gian để không ắc quy là lâu hay nhanh mà ắc quy sẽ nhanh đầy hoặc không. Nên sử dụng một đồng hồ đo điện áp giữa hai cực ắc quy để kiểm tra quá trình nạp này. Thông thường mỗi tháng nạp một lần thì chỉ cần nạp khoảng 30 phút là ắc quy đã đầy điện.
- Phụ nạp thường xuyên cho kích điện: Đây là cách thức hợp lý nhất cho kích điện bởi tránh sự lãng quên bảo dưỡng ắc quy khi mà hàng năm trời không mất điện để có thể phải bật kích. Phụ nạp thường xuyên là cách cân bằng dòng điện tự phóng của ắc quy khi không sử dụng.
Trong trường hợp kích điện hoạt động thường xuyên (chẳng hạn cắt điện luân phiên thì sử dụng kích điện là thường xuyên) thì chế độ nạp nổi này trong vài chục giờ sẽ giúp cho ắc quy đảm bảo đầy hoàn toàn. Hữu dụng nhất của nạp nổi có lẽ là UPS online hoặc kích điện hoạt động ở chế độ online: Trong khi phần AC/DC cung cấp một điện áp ổn định cho phần DC/AC (mà không chuyển sang chế độ by pass) thì mức điện áp ổn định này chính bằng điện áp nạp nổi của hệ thống ắc quy - vậy khi UPS online có điện lưới thì cho dù không ở chế độ by pass thì chúng cũng không tiêu thụ điện từ ắc quy.
Mức phụ nạp vào khoảng 12,8 đến 13,5V đối với ắc quy Chì-Axít, một số trang khác đề nghị mức 12,8 đến 13,2V.
Sau khi phụ nạp thường xuyên trong khoảng một tháng, bạn có thể kiểm tra hiệu quả của mức phụ nạp này có đảm bảo hay không, việc kiểm tra có thể thực hiện bằng cách sử dụng một bộ nạp chuẩn để đo thời gian nạp hệ ắc quy đã được phụ nạp cho đến khi chúng đầy hoàn toàn. Nếu hệ phụ nạp đảm bảo (tức cung cấp đủ áp và dòng) thì thời gian nạp ắc quy cho đến đầy chỉ vào khoảng vài phút. Nếu xem hình video phía trên bạn sẽ thấy rằng với bộ bộ nạp điện tử có dòng lớn nhất là 3A mà chỉ mất khoảng 10 phút là nạp đầy cho hệ thống ắc quy 400Ah sau một tháng 'ngâm' ở chế độ phụ nạp 13,4V.
Bảo dưỡng cho ắc quy hở
Các ắc quy axít thuộc loại hở thường có các nắp để thuận tiện cho việc bổ sung nước cất, các nắp đều có một lỗ nhỏ thông hơi. Các lỗ thông hơi này có tác dụng thoát các khí dễ cháy trong quá trình nạp nhưng lại có thể làm cho bụi có thể xâm nhập vào bên trong ắc quy. Để ắc quy hoạt động tốt thì cố gắng đặt nó tại những nơi vừa thông thoáng lại vừa ... không bụi (bởi thông thường khi nạp với dòng điện lớn thì nhà sản xuất sẽ khuyến cáo bạn mở các nút thông hơi này).
Trong các quá trình nạp điện, ắc quy hở làm thoát ra một lượng khí hydro và oxy mà hai khí này được tách ra khỏi nước nên sẽ làm hao hụt nước trong bình. Bình thường các bình ắc quy hở sẽ có các vạch để người dùng dễ nhận biết mức nước trong bình có còn đủ hay không để có thể bổ sung. Nếu như bạn thấy mức dung dịch trong các ngăn thấp hơn mức vạch thấp nhất thì cần thiết bổ sung nước cất vào các ngăn sao cho mực dung dịch bên trong nằm giữa hai vạch mức là đảm bảo (nên bổ sung cho đến mức trên của vạch).
Dung dịch bổ sung vào ắc quy tuyệt đối chỉ sử dụng dung dịch nước cất được sản xuất sẵn cho việc bổ sung ắc quy hoặc dung dịch nước cất điều chế trong ngành y tế. Không được sử dụng nước mưa hoặc nước giếng hay bất kỳ loại nước nào khác không rõ nguồn gốc bởi chúng có thể chứa các khoáng chất, tạp chất làm cho bình ắc quy nhanh hỏng và sử dụng kém.
Không được bổ sung dung dịch axít loãng vì lượng axit trong bình ắc quy đã được nhà sản xuất quy định, lượng axit này gần như không bị tiêu hao trong ắc quy mà chỉ có nước bị tiêu hao. Lượng axit dư làm nhanh hỏng các bản cực, tấm ngăn và làm nội trở của ắc quy tăng lên.
Nạp xả định kỳ để tăng độ bền ắc quy?
Một số người cho rằng việc nạp xả định kỳ sẽ làm ắc quy bền hơn, họ thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc vài tháng thì xả hoàn toàn ắc quy sau đó lại nạp lại. Có lẽ xuất phát của suy nghĩ này là có một số loại pin nạp yêu cầu phải xả và nạp định kỳ để tăng tuổi thọ bởi loại pin này có hiện tượng "nhớ" chế độ nạp và phóng của nó. Ắc quy không có hiện tượng "nhớ" trạng thái như loại pin nọ, nhưng trong một số trường hợp cụ thể thì việc nạp xả cũng có ý nghĩa nhất định.
Sau một quãng thời gian hoạt động liên tục (ví dụ sau thời gian cắt điện luân phiên, đã có thông báo không cắt điện nữa) thì nên phóng hoàn toàn đến mức cạn kiệt (10,5V-10,7V) bằng dòng điện nhỏ (nhỏ hơn 5% dung lượng bình) rồi nạp lại với dòng điện nhỏ (cũng nhỏ hơn 5% dung lượng bình) cho đến khi đầy hoàn toàn. Thời gian thực hiện quá trình này có thể mất vài ngày nhưng cần căn giờ để có thể giám sát và nạp lại ngay sau khi ắc quy đã được phóng hết điện. Hành động này có thể loại bỏ hoàn toàn PbSO4 có thể nằm ở lớp trong của các bản cực. Không cần thực hiện cách thức này nếu hệ thống thường xuyên phóng và nạp với dòng thấp hoặc không cần thực hiện định kỳ sau một khoảng thời gian nào nếu như đang thực hiện quá trình phụ nạp thường xuyên với mức điện áp thấp (13,1-13,4V).

Bộ kích điện dùng ắc quy khô kín khí


I.      Khái niệm bộ kích điện dùng ắc quy khô kín khí:
 

 
Bộ kích đi ện ( Inverter hay UPS ) là nguồn không ngắt quãng. Thiết bị có  chức năng chuyển đổi nguồn điện từ điện một chiều ( ắc quy ) sang điện áp xoay chiều với thời gian chuyển đổi rất  nhỏ tính bằng ms( mili giây) hoặc xấp xỉ bằng không (đặc biệt UPS Online) trong trường hợp mất điện.
-     Nếu chúng ta bỏ qua công suất đầu ra sử dụng thì thời gian lưu điện phụ thuộc vào các yếu tố: Dung lượng ắc quy và điện áp ắc quy đầu vào của bộ Inverter.
-     Điện áp ắc quy cao( tức số lượng bình ắc quy nhiều) thì thời gian dự phòng lâu và công suất tải lớn.

II.      Chức năng  của bộ kích điện
1. Ngắt điện áp thấp cho ắc quy, cảnh báo điện áp thấp ắc quy:
-     Chức năng ngắt điện áp thấp để bảo vệ ắc quy khi đã phóng sâu.
-     Ắc quy sẽ giảm tuổi thọ hoặc khó phục hồi nếu đã phóng cạn. Vì thế người sử dụng nên quan tâm đến chức năng này.
2. Chức năng  tự động chuyển đổi sang nguồn dự phòng.
-     Chức năng này làm việc như một bộ đóng ngắt tự động: Tự động chuyển về chế độ dự phòng khi mất điện và làm việc như một ổn áp điện tử khi có điện.

III.      Ắc quy cho kích điện
-     Nên chọn ắc quy khô kín.
-     Ắc quy và kích điện phải phù hợp với nhau về công suất sử dụng.
-     Thông thường các bộ kích điện chế tạo dòng nạp tiêu chuẩn cho ắc quy gắn ngoài khoảng 15A. Vì thế chỉ nên dùng ắc quy có dung lượng 150Ah trở xuống.
-     Thông thường là 100Ah. Còn số lượng bình cho bộ kích thì tùy thuộc công suất từng bộ kích điện. Nhưng như phần trên đề cập thường từ 800W trở lên thì cần 2 ắc quy 12V là tốt nhất.

IV.      Lợi điểm của bộ kích điện dùng ắcquy khô kín khí
-     Nói chung, phương án dự phòng cục bộ, quy mô nhỏ và vừa bằng ắc quy khô kín thông qua bộ inverter thực sự là phương án ưu việt đối với các gia đình, văn phòng vì các ưu điểm tuyệt vời của nó như: Gọn nhẹ, dễ sử dụng kể cả đối với người già và trẻ nhỏ.
-     Không ồn, không ôi nhiễm phù hợp để trong phòng.
-     Điện áp đầu ra đối với các bộ inverter sine chuẩn thì đặc biệt tốt cho các thiết bị điện, điện tử giúp nâng cao tuổi thọ thiết bị ( tốt hơn điện lưới đang sử dụng).
-     Chi phí vận hành cực thấp ( Chỉ mất khoảng 3.400đ/h nạp ắc quy. Nhưng máy phát mất khoảng từ 19.000-21.000đ/h ). Hơn nữa, hệ thống hầu như không phải bảo dưỡng. Tuổi thọ ắc quy cao đồng nghĩa với tổng chi phí đấu tư lâu dài thấp.

BỘ KÍCH ĐIỆN


­  Bộ kích điện ( Inverter hay UPS ) là nguồn không ngắt quãng. Thiết bị có chức năng chuyển đổi nguồn điện từ điện một chiều ( ắc quy ) sang điện áp xoay chiều với thời gian chuyển đổi rất nhỏ tính bằng ms( mili giây) hoặc xấp xỉ bằng không (đặc biệt UPS Online) trong trường hợp mất điện.
­  Nếu chúng ta bỏ qua công suất đầu ra sử dụng thì thời gian lưu điện phụ thuộc vào các yếu tố: Dung lượng ắc quy và điện áp ắc quy đầu vào của bộ Inverter. Điện áp ắc quy cao( tức số lượng bình ắc quy nhiều) thì thời gian dự phòng lâu và công suất tải lớn.

II. CÁC THÔNG SỐ CỦA BỘ KÍCH ĐIỆN:
1. Công suất đầu ra: tính bằng VA hoặc W ( quy đổi 1W = 60% *1VA). Nên sử dụng công suất phù hợp với tải dự phòng. VD tổng tải dự phòng 300W thì nên sử dụng bộ kích điện khoảng 600W là vừa.

2. Điện áp xoay chiều đầu vào bộ inverter: 1pha hoặc 3pha điện áp 220VAC/pha. Dạng sống sine chuẩn  ( Pure sine, True Sine) hay sine mô phỏng.

3. Điện áp một chiều đầu vào – Điện áp ắc quy: 12V- 1 bình ắc quy , 24V- 2 bình ắc quy,….. Để đảm bảo công suất đầu ra ổn định đối với các bộ kích điện tiêu chuẩn thường có điện áp đầu vào phải là 24VDC đối công suất từ 800W trở lên. Điện áp 12V chỉ nên sử dụng với công suất nhỏ từ 600W trở xuống . Công suất càng cao thì điện áp ắc quy đầu vào phải tương ứng như: 24VDC, 36VDC  48VDC, 96VDC .Điện áp ắc quy đầu vào đáp ứng đủ thì đầu ra sẽ ổn định, hiệu suất chuyển đổi cao – tức hao phí thấp và ắc quy có tuổi thọ dài. Các nhà sản xuất Inverter  khuyến cáo không nên sử dụng các bộ Inverter có điện áp ắc quy đầu vào thấp hơn bình thường mà cho ra công suất lớn. Đó chỉ là biện pháp chế tạo tiết kiệm.

4. Đặc tính điện áp đầu ra cấp cho tải: Dạng sin chuẩn ( Pure sine hay True Sine)- điện áp đo đầu ra là 220VAC  hay dạng Sin mô phỏng ( Sin vuông)- điện áp đo đầu ra chỉ trong khoảng 195-205VAC. Người sử dụng nhất thiết dùng loại sine chuẩn vì đặc tính nguồn điện này luôn phù hợp, tốt với tất cả các thiết bị sử dụng hiện nay.

5. Dòng nạp ắc quy, chế độ nạp thông minh: Luôn kiểm tra trong tài liệu kỹ thuật của hãng về dòng nạp ắc quy. Dòng nạp ắc quy nên cao hơn 1/10 dung lượng của ắc quy đầu vào. Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện hiện tượng nhanh hết ắc quy. Nên kiểm tra lại thông số nạp. Có thể dòng nạp không đáp ứng đủ cho ắc quy. Hãy mang đến đại lý gần nhất để kiểm tra đồng thời tháo ắc quy ra khỏi tải và nạp bổ xung bằng nạp ngoài theo các phương pháp nạp mà tài liệu có kèm theo.

6. Ngắt điện áp thấp cho ắc quy, cảnh báo điện áp thấp ắc quy: Chức năng ngắt điện áp thấp để bảo vệ ắc quy khi đã phóng sâu. Ắc quy sẽ giảm tuổi thọ hoặc khó phục hồi nếu đã phóng cạn. Vì thế người sử dụng nên quan tâm đến chức năng này.

7. Chức năng  tự động chuyển đổi sang nguồn dự phòng. Chức năng này làm việc như một bộ đóng ngắt tự động: Tự động chuyển về chế độ dự phòng khi mất điện và làm việc như một ổn áp điện tử khi có điện.

8. Ắc quy cho kích điện: Nên chọn ắc quy khô kín. Ắc quy và kích điện phải phù hợp với nhau về công suất sử dụng. Thông thường các bộ kích điện chế tạo dòng nạp tiêu chuẩn cho ắc quy gắn ngoài khoảng 15A. Vì thế chỉ nên dùng ắc quy có dung lượng 150Ah trở xuống. Thông thường là 100Ah. Còn số lượng bình cho bộ kích thì tùy thuộc công suất từng bộ kích điện. Nhưng như phần trên đề cập thường từ 800W trở lên thì cần 2 ắc quy 12V là tốt nhất.

9. Thời gian sử dụng của bộ kích điện: Phụ thuộc vào ắc quy sử dụng và dòng nạp cho ắc quy: Với các bộ kích điện thông dụng trên thị trường hiện có thì điện áp ắc quy đầu vào tối đa là 24V ( 2 bình ắc quy) với công suất 2000W trở xuống và dòng nạp ắc quy giới hạn khoảng 15A. Nên công suất dự phòng ắc quy thường trong khoảng: 24V * 100Ah * 0,7 =  1680W.h ( với ắc quy 12V/100Ah) do đó để kéo dài thời gian sử dụng, người dùng phải dùng  tiết kiệm, tắt hết các thiết bị hoặc tải không cần thiết. VD: Nếu dùng tổng công suất 100W một lúc thì thời gian sử dung tối đa sẽ là 1680W.h/100W = 16.8 (h- giờ).

III. CẤU TẠO:
Sơ đồ nguyên lý một bộ inverter thông dụng.

 A: Bộ sạc ắc quy thông minh bốn giai đoạn. Tự động điều chỉnh dòng sạc
B: ắc quy kín khí gắn ngoài, dung lượng phù hợp.
C: Bộ inverter biến đổi điện áp 1 chiều thành xoay chiều 220V, 50Hz.
D: Bộ ổn áp điện tử, ổn áp điện áp trong dải 135VAC – 280VAC.
E: Khóa điện tử bán dẫn

- Đường liền nét : Chế độ nguồn điện lưới     
- Đường nét đứt : Chế độ nguồn dự phòng

Hoạt động:
1. Khi có điện lưới:
- Dòng điện sẽ đi theo mũi tên liền nét. Điện lưới sẽ trực tiếp cấp cho tải thông qua ổn áp điện tử ( ổn định lại điện áp lưới từ 135-280V) điện áp khi ra sẽ là 220V cấp cho tải.
- Đồng thời, Bộ nạp ắc quy thông minh tự động nạp cho ắc quy theo 4 giai đoạn để kéo dài tuổi thọ ắc quy.
2. Khi mất điện lưới:
- Lập tức khóa E sẽ tự động chuyển đổi sang vị trí lấy nguồn từ ắc quy.
- Điện áp một chiều từ ắc quy biến đổi qua bộ inverter( C) chuyển thành 220VAC, 50Hz cấp cho tải.
IV. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ KÍCH ĐIỆN DÙNG ẮC QUY KHÔ KÍN:
Ưu điểm: Nói chung, phương án dự phòng cục bộ, quy mô nhỏ và vừa bằng ắc quy khô kín thông qua bộ inverter thực sự là phương án ưu việt đối với các gia đình, văn phòng vì các ưu điểm tuyệt vời của nó như: Gọn nhẹ, dễ sử dụng kể cả đối với người già và trẻ nhỏ. Không ồn, không ôi nhiễm phù hợp để trong phòng. Và điện áp đầu ra đối với các bộ inverter sine chuẩn thì đặc biệt tốt cho các thiết bị điện, điện tử giúp nâng cao tuổi thọ thiết bị ( tốt hơn điện lưới đang sử dụng).
Chi phí vận hành cực thấp ( Chỉ mất khoảng 3.400đ/h nạp ắc quy . Nhưng máy phát mất khoảng từ 19.000-21.000đ/h ) . Hơn nữa , hệ thống hầu như không phải bảo dưỡng. Tuổi thọ ắc quy cao đồng nghĩa với tổng chi phí đấu tư lâu dài thấp.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thường là cao hơn máy phát điện đối với các công suất lớn hơn 3000W trở lên.
(Theo Vinalinks)









 

UPS – BỘ LƯU ĐIỆN

UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị có thể cung cấp tạm thời điện năng nhằm duy trì sự hoạt động của thiết bị sử dụng điện lưới gặp sự cố (mất điện, sụt giảm điện áp quá thấp, sự cố khác...) trong một khoảng thời gian với công suất giới hạn theo khả năng của nó.

Ở Việt Nam, UPS thường quen được gọi là: cái lưu điện hay bộ lưu điện, cục lưu điện...
Các loại UPS thông dụng: bao gồm ba loại chính theo nguyên lý làm việc của chúng: UPS offline, UPS offline công nghệ Line interactive và UPS online.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Rất nhiều người đã biết rằng bên trong UPS sẽ có các ắc quy để tích điện, có lẽ chỉ cần biết đến thế là biết được nguyên lý làm việc của chúng một cách sơ đẳng nhất: Chuyển điện từ ắc quy sang thành nguồn điện cung cấp cho các thiết bị.
Tích trữ năng lượng bằng ắc quy: Bên trong mỗi UPS đều có chứa ắc quy
Biến đổi thành dòng điện
Ở hình này thể hiện hai trạng thái làm việc của một UPS offline thông thường (không có công nghệ Line interactive):
Khi lưới điện ở trạng thái ổn định định thì nguồn tiêu thụ sử dụng điện trực tiếp của lưới điện. UPS lúc này chỉ sử dụng một bộ nạp (charger) để nạp điện một cách tự động cho ắc quy mà thôi.
Khi điện áp lưới điện không đảm bảo (quá cao, quá thấp) hoặc mất điện thì lúc này mạch điện chuyển sang dùng điện cung cấp ra từ ắc quy và bộ inverter.
Qua nguyên lý được phân tích như trên thì ta thấy rằng thời gian cung cấp điện cho thiết bị tiêu thụ vì thế mà bị gián đoạn. Sự gián đoạn này gây ra việc cung cấp nguồn điện không ổn định tại phía các thiết bị tiêu thụ: Một số máy tính bị tắt do nguồn máy tính (PSU) thuộc loại chất lượng thường hoặc công suất thấp, có khả năng tích điện tại tụ đầu nguồn đầu vào thấp so với nhu cầu công suất của các linh kiện trên máy tính, nên thời gian chuyển mạch của UPS đã gây dừng sự hoạt động của PSU.
Qua sơ đồ cho thấy: UPS offline không có công dụng ổn áp khi chúng sử dụng điện lưới bình thường - bởi đơn giản khi không có sự cố về lưới điện thì các thiết bị phía sau UPS đơn thuần được nối trực tiếp với lưới điện thông qua rơ le (phần bypass trong sơ đồ trên). Có vẻ như nhiều người cho rằng UPS luôn tích hợp sẵn công dụng ổn áp phải không? Đúng là nó có tính năng ổn áp, nhưng không phải loại UPS offline này - mà là loại UPS online mà bạn sẽ xem ở phần dưới
UPS offline với công nghệ Line interactive
Khắc phục nhược điểm của loại UPS offline thông thường là loại UPS offline công nghệ Line interactive. Do sự tích cực hơn trong nguyên lý hoạt động nên chúng lại có giá thành cao hơn so với loại UPS offline thông thường.

 UPS online
Ở đây, chúng ta thấy rằng viếc cấp điện cho thiết bị tiêu thụ là hoàn toàn liên tục khi có sự cố về lưới điện. Hãy thử phân tích sơ đồ dưới góc độ người sử dụng như sau:
Nguồn điện lưới lúc này không cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị, mà chúng được biến đổi thành dòng điện một chiều tương ứng với điện áp của ắc quy. Ở đây thể hiện sự cung cấp điện từ ắc quy và chính từ lưới điện đến bộ inverter để biến đổi thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng.
Như vậy trong bất kỳ sự cố nào về lưới điện thì UPS online cũng có thể cung cấp điện cho thiết bị sử dụng mà không có một thời gian trễ nào. Điều này làm cho thiết bị sử dụng rất an toàn và ổn định.
UPS online sẽ luôn ổn định điện áp đầu ra bởi cũng theo mạch thì điện áp đầu vào lúc này được biến đổi xuống mức điện áp ắc quy và chúng có công dụng như một ắc quy có dung lượng lớn vô cùng (nếu không bị sự cố lưới điện), mạch inverter[3] sẽ đóng vai trò một bộ ổn định điện áp. Vì vậy chỉ với các loại UPS online mới có công dụng ổn áp một cách triệt để.
CÁC TÍNH NĂNG KHÁC CỦA UPS
UPS có thể có một số tính năng phụ như sau:
Chống sét cho đường dây điện thoại hoạc đường internet:
Bạn có thể nhìn thấy hình minh hoạ đầu tiên của một chiếc UPS có tính năng này. Ở đây bạn nhìn thấy có hai cổng vào/ra để bảo vệ chống sét gây hư hại đến máy tính của bạn: Việc sử dụng đơn giản nhất là thay vì cắm đầu kết nối vào máy tính của bạn (từ ổ cắm trên tường trong các doanh nghiệp hoặc từ modem của bạn đến) thì bạn cắm vào UPS và đầu ra theo cổng phù hợp của UPS này bạn nối vào máy tính.
Tương tác với máy tính thông qua kết nối:
Đây là một tính năng cao cấp của các loại UPS cao cấp, không phải mọi loại UPS đều có tính năng này. Tính năng này cho phép sự tương tác giữa UPS với máy tính của bạn - mà trực tiếp là với hệ điều hành bạn đang sử dụng.
Mỗi UPS mỗi một UPS chỉ có thể cung cấp năng lượng trong một thời gian nhất định mà thôi, do đó sẽ có lúc mà UPS này sẽ hoàn toàn không thể cung cấp điện năng được nữa. Tất nhiên, cho dù chúng cung cấp khoảng thêm 5 phút, cho đến khoảng 20 phút nữa thì ắc quy của nó cũng sẽ hết điện.
Như vậy thì nếu bạn không để ý, khi UPS hết điện sẽ làm cho máy tính của bạn bị ngắt điện và có khả năng là bạn bị mất dữ liệu thành quả của bạn khi làm việc. Có thể rằng điều này sẽ không xảy ra khi mà bạn đang ngồi cạnh máy tính và UPS sẽ báo động bằng còi khi trạng thái lưới điện bị mất để bạn có thể ghi lại thành quả và tắt máy tính an toàn. Nhưng đúng là có những lúc bạn không có ở đó thì máy tính sẽ không tự động được shutdown an toàn.
Nếu như UPS được nói chuyện với máy tính thì lại khác: Hệ điều hành biết trước rằng UPS sắp sửa ngừng cung cấp điện cho nó và lúc này hệ điều hành sẽ tự ra lệnh shutdown máy tính một cách an toàn sau khi tự động ghi lại toàn bộ thành quả đang làm việc.
Thông báo trạng thái
Không phải loại UPS nào cũng có các hình thức thông báo trạng thái làm việc của chúng, tuy nhiên những loại UPS có chất lượng cao thì thường có tối thiểu là các đèn LED để thông báo trạng thái làm việc, trạng thái tích điện của ắc quy.
Cá biệt, có các loại UPS có một màn hình tinh thể lỏng nhỏ để hiển thị các thông số làm việc của chúng.