22 tháng 9, 2011

Ắc quy và những sự cố thường gặp

  1. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong  dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rủa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình.
  1. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
  1. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục: Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện đúng quy trình và đủ thời gian quy định.
 
Lưu ý: Khi sử dụng ắc quy nước, nên định kỳ 10 – 15 ngày tháng kiểm tra 1 lần. Nếu thiếu dung dịch thì phải bổ xung thêm nước cất (nước tinh khiết). Tuyệt đối không cho thêm nước axít hoặc các dung dịch không rõ nguồn gốc, để đảm bảo cho ắc quy không bị ăn mòn hoặc dư axit (thông thường lượng axit trong bình ắc quy đã được nhà sản xuất đưa vào lần đầu tiên, lượng axit này ko bị mất đi, phần dung dịch mất đi chủ yếu là nước trong bình ắc quy).  
(Theo NY)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét