22 tháng 9, 2011

Một số điều cần biết khi sử dụng ắc quy

1 : Chế độ Sạc (nạp điện)
  • Việc chọn dòng sạc thích hợp cho ắc quy là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Đảm bảo ắc quy vừa bền vừa thực sự đầy.
  • Thông thường dòng nạp tiêu chuẩn phải được ổn định từ 1/10 đến 1/5 dung lượng ắc quy (trừ một số loại ắc quy đặc biệt, cho phép nạp nhanh theo tài liệu kỹ thuật đi kèm). Thời gian tiêu chuẩn để nạp một ắc quy thường từ 8-12 giờ.
  • Nếu chọn dòng sạc nhỏ (so với dung lượng) thì ắc quy sẽ lâu đầy tuy nhiên dòng sạc càng nhỏ thì ắc quy càng bền và càng được “no” thực sự.
  • Ngược lại nếu chọn dòng sạc quá lớn (so với dung lượng) thì Acquy sẽ chóng đầy nhưng sẽ nhanh bị hỏng và hiện tượng đầy thường là giả tạo. Thậm chí có thể bị nổ khi sạc quá mạnh.
  • Khi ắc quy đầy cần phải ngắt sạc hoặc chuyển sang chế độ nạp duy trì trong một khoảng thời gian tiếp theo (Floating charge) để ắc quy thực sự đầy (tính năng này ở các bộ nạp đơn giản thường là không có).
  • Đặc biệt với một số loại ắc quy trong quá trình sạc cần phải có sự giám sát nhiệt độ chặt chẽ.
2 : Thời gian và chi phí sạc điện ắc quy:
  • Công suất để nạp đầy ắcquy 12V, 100Ah là P = 12 x 100  = 1200Wh tức là cần công suất vào P(vào) =  P/0.7 = 1200/0.7 = 1715(Wh) = 1.7 số điện.
  • Chi phí = 1.7 x 2000 = 3,400 VND (với giá điện 2000VND/ số)
  • Thời gian nạp điện = Dung lượng ắc quy / Dòng điện nạp.  Ví dụ: Loại ắc quy 12V, 100 Ah, dòng điện nạp 10A, thời gian nạp điện là  100/10 =  10 giờ.
3: Sử dụng ắc quy:
  • Không để ắc quy ở nơi có nhiệt độ quá cao nhằm tránh sự quá nhiệt
  • Để ắc quy ở nơi thông thoáng,. Nơi đặt phải vững chắc.
  • Tránh việc ngắn mạch của ắc quy như để rơi những vật dẫn điện làm nối 2 cực ắc quy
  • Không để ắc quy ở gần nơi có những hóa chất ăn mòn.
  • Không để những vật nhọn, không được đè, chất đồ lên ắc quy.
  • Chú ý: Dòng xả cực đại của ắc quy không được lớn quá 3 lần dung lượng của ắc quy và thời gian hoạt động ở chế độ này là không được quá 3 phút liên tục.
4 : Bảo quản ắc quy
  • Kiểm tra các vết nứt trên vỏ bình. (nhất là khu vực quanh cọc bình, nơi này thường chịu lực lớn khi tháo hoặc gắn cáp bình). Cần thay bình nếu thấy có bất kỳ vết nứt nào.
  • Kiểm tra cáp nối. Thay cáp nối nếu cần thiết.
  • Làm sạch các cọc bình. Kiểm tra cọc bình đã chắc chưa và cáp nối có lỏng không (chú ý khi làm vệ sinh phải chú ý không để các cực bình chạm vào nhau(Cờlê/ Tuavít…)
  • Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình. Đảm bảo mức nước và nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất ắc quy.
  • Đối với các ắc quy kín khí sẽ kiểm tra qua mắt chỉ thị. Màu xanh nhạt là bình tốt và đầy. Màu đỏ là bình đã yếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét